Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Cô gái Hà Lan vô tội!

Nài nỉ mãi, cũng có người nói thích blog của tớ, viết entry này coi như tiết mục "Thanh Hạnh với người hâm mộ"! ( hôm nay dù áo không vương son, thì cũng biết sẽ bị tra hỏi kiểu gì rồi!). Nhiệt tình như danh hài mới vào vai phó giám đốc kênh truyền hình về thông tin y tế, nhỉ? 

Hôm nay có một bài mới trên blog của Bác sĩ Gupta về việc gluten trong thức ăn không thay đổi hành vi ở trẻ tự kỷ. Mình rất thắc mắc số người được nghiên cứu rất nhỏ, có 14 trẻ, lại được chia ra làm mấy nhóm, thì kết quả nghiên cứu có thể khái quát hóa lên được không. Chắc Bác sĩ Gupta cũng phải có lý gì đó khi giới thiệu cái nghiên cứu này, danh tiếng CNN chắc phải được bảo vệ hơn bộ phận tiếng Việt của một đài abc nào đó chứ! Trong bài cũng nói sắp có hội nghị về nghiên cứu tự kỷ. Hy vọng là hội nghị có những kết quả nghiên cứu tích cực hơn mang lại niềm hy vọng cho những ai đang còn hy vọng. 

Điều quan trọng nhất trong bài này, theo tớ, là lời khuyên của ông chủ tịch IMFAR: các bậc phụ huynh phải cân nhắc kỹ, đừng chạy theo những thông tin chưa được kiểm chứng. 

Thôi, tớ không nói linh tinh nữa, nói nhiều lòi cái đuôi "đỗ thị bích" ra, tớ nguyện làm "trần ngọc thơ", nhờ các bạn gúc gờ dịch, rổi chấm phẩy lại tý, đưa lên đây. Tớ nêu rõ đây là nguồn gốc thông tin là từ blog của Bác sĩ Gupta nhé, đừng ai ném đá gì, vì xin lỗi "em chỉ là ...giảo sư", không phải giáo sư mà cũng chả thuộc giáo phường hay giáo hội nào.

(chú ý là có mấy cái tính từ và động từ trong ngoặc kép ở trên, các bạn chưa hiểu thì lại gúc gờ nhá). 


Nghiên cứu cho biết chế độ ăn kiêng Gluten không tác động tới  hành vi của trẻ tự kỷ

Trisha Henry,



CNN Y tế 

Một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng loại bỏ các protein trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và sữa trong chế độ ăn không  cải thiện hành vi của trẻ tự kỷ.
Trong khi các bác sĩ không hề khuyên phải áp dụng các chế độ ăn uống đặc biệt trong điều trị tự kỷ, vẫn có thông tin do các gia đình phát tán trên internet ca ngợi tác dụng của việc loại bỏ thực phẩm có chứa gluten và casein ra khỏi chế độ ăn uống của trẻ mắc chứng tự kỷ. Tác giả nghiên cứu cho biết hiện nay gần một phần ba số trẻ tự kỷ được áp dụng chế độ ăn kiêng gluten và casein nhằm giảm bớt triệu chứng của bệnh về phát triển thần kinh này.
Nữ diễn viên, nhà hoạt động Jenny McCarthy là một trong những nguời tích cực nhất trong tuyên truyền việc triệu chứng tự kỷ của con trai mình được cải thiện khi cô thay đổi chế độ ăn uống cậu bé.
Hiện giờ người ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng tự kỷ, một loại rối loạn phát triển thần kinh gây cản trở giao tiếp và tương tác xã hội. Trong khi chỉ có một số ít phương pháp điều trị dựa trên các bằng chứng khoa học nếu áp dụng sớm trong những đầu năm đầu đời của trẻ có thể cải thiện hành vi ở một số trẻ em, thì nhiều gia đình do gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc con cái dẫn đến việc họ phải thử nhiều phương pháp điều trị chưa được nghiên cứu.
Tác giả nghiên cứu là Tiến sĩ Susan Hyman cho biết các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y tế, Đại học Rochester ở New York đã nghiên cứu một cách nghiêm ngặt nhất chế độ ăn uống không có gluten và casein .
Nghiên cứu được thực hiện ở 14 trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 2 ½ và 5 ½ tuổi - nhưng không bị bệnh celiac hoặc dị ứng với sữa và lúa mì.
Đầu tiên họ loại bỏ gluten và casein trong chế độ ăn uống của các em. Sau bốn tuần, các em đã được chọn ngẫu nhiên vào các nhóm ăn những bữa ăn nhẹ được kiểm soát nghiêm ngặt có gluten hay casein, hoặc cả hai, hoặc giả dược. Sau đó các nhà nghiên cứu hỏi phụ huynh, giáo viên và trợ lý nghiên cứu về hành vi của đứa trẻ trước và sau khi đã ăn thức ăn đó.
"Trong những trường hợp được kiểm soát này, chúng tôi đã không tìm thấy ảnh hưởng nào của gluten và casein đến hành vi ở trẻ em mắc chứng tự kỷ  không bị bệnh đường ruột ", Hyman cho biết.
David Mandell chủ tịch của Ủy ban Chương trình IMFAR khuyên phụ huynh cần phải cân nhắc cái giá phải trả cũng như đánh giá lợi ích trước khi định áp dụng một chế độ điều trị mới cho con em của họ.
Hyman và Mandell nói rằng cần phải có các nghiên cứu khác xem xét ảnh hưởng của chế độ ăn uống với mỗi phân nhóm cụ thể của chứng tự kỷ.
Kết quả nghiên cứu này sẽ được công bố vào cuối tuần này tại Hội nghị quốc tế về Nghiên cứuTự kỷ tại Philadelphia.
Tự kỷ thường bắt đầu biểu hiện ở trẻ dưới 3 tuổi. Theo số liệu mới nhất của Trung tâm phòng chống kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trung bình, cứ 110 trẻ em ở Mỹ thì 1 em có dấu hiệu nào đó của tự kỷ.
Trẻ em mắc chứng tự kỷ có thể có một hoặc nhiều rối loạn thần kinh phức tạp, dẫn đến suy giảm chức năng xã hội, giao tiếp khó khăn, và hành vi hạn chế và lặp đi lặp lại.


5 nhận xét:

  1. Quả thực tớ kiêng sữa và bột mỳ cho con mà xót nó lắm. Trước nó thuộc hàng dong dỏng cao, giờ là chú lùn trong lớp dù bổ sung canxi đều đều.

    Con tớ kiêng bột mỳ thấy tác dụng rõ lắm. Nhưng cũng có thể là cảm tính, chẳng biết nữa.

    Hà, vụ danh hài tớ cũng mới biết nhé. Đại sứ thiện chí cho bọn tớ thì OK chứ vụ kia không hiểu thế nào nhỉ.

    Cảm ơn cậu ưu ái post bài này nhé.

    Trả lờiXóa
  2. L2C: tớ có đọc thêm, thấy các nghiên cứu lâm sàng có đối chứng đều bảo kiêng gluten và casein không có tác dụng gì đâu.

    Trả lờiXóa
  3. Từ mai sẽ thử cho uống lại sữa xem thế nào

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn bạn NCQ vì bài viết này nhé. Mẹ cháu cũng phân vân mãi chuyện ăn kiêng của con, có cho cháu kiêng thử bột mì và sữa một thời gian nhưng chẳng thấy khác biệt lắm.

    Trả lờiXóa
  5. Mời bạn sang đây đọc này
    http://like2chat.blogspot.com/2010/05/nhung-hy-vong-nho-nho.html

    Trả lờiXóa

NỮA