Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010

Đi lạc

Một tay chị cầm xích chó, một tay chị nắm tay anh, một tay anh nắm tay chị, một tay anh cầm cứt chó. 

Một anh tay cầm xích chó. Một anh tay dắt xe đạp. Hai anh nắm tay nhau. 

Đường tròn. Một mình. Chả nhớ vòng mấy lần. Không biết qua phố nào. Gặp cái  nhìn lạnh lùng... qua ống nhòm. Nóc nhà màu trắng. 




Thứ Năm, 10 tháng 6, 2010

Tiếp câu chuyện cái trinh...

Tớ hay đọc báo và viết bình luận vài câu ngắn ngắn (không liên quan đến phản biện xã hội nhá). 
Đôi khi tớ cũng vất vả khi một em bé trai ở Đồng Nai vào viện, lúc chết lại thành bé gái và đưa về gia đình ở Bình Dương, em bé 3 tuổi lại thành người phụ nữ 30 tuổi đi lại khắp nơi trong vùng nên mắc bệnh, hay bệnh ở lợn lại thành bệnh của người, hoặc ví dụ mới nhất như thế này:
Nguyên văn thông báo của Bộ Y tế: "3.Tả (A00): ghi nhận 19 trường hợp mắc mới, không có tử vong." và    "6.Sốt xut huyết (A90): Trong tháng ghi nhận 3.388 trường hợp mắc tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 09 trường hợp tử vong".
Còn đây là tin của Thông tấn xã Việt Nam: Đặc biệt, trong tháng 5 đã ghi nhận 3.388 trường hợp mắc phẩy khuẩn tả tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có chín trường hợp tử vong".
Tớ chả bức xúc gì đâu, báo cứ thế nên việc tớ làm cũng thú vị, chứ báo đúng hết, thì người ta tự đọc báo chứ đợi tớ đọc với bình luận làm gì! 
Hôm nay mọi người cùng đọc với tớ bài báo này nhá. Đề tài này không thuộc lĩnh vực tớ thích bình luận, nhưng tớ quan tâm vì liên quan đến cái vụ đàn ông có trinh. Tớ sợ khi nào người yêu tớ bắt tớ đến chỗ bà đấy khám! Đùa thế thôi, đến GS Nguyễn Tài Thu còn bảo khó lắm thì tớ chả tin là  sờ dái tai mà đoán được dái ...đái! (viết rất rõ rồi nhé, hy vọng không còn bạn nào đề nghị giải thích thêm)
Ghi chú: Chữ in nghiêng là trích từ bài báo, chữ thường là ý kiến của tớ. 
Một trong ba chàng trai ngồi tù oan lĩnh án 'trên cả tử hình'
Tiêu đề này tớ thấy có mấy điểm không ổn: 
  • "Một trong ba chàng trai" sẽ làm cho người đọc rất băn khoăn trong 3 người bị chụp ảnh trong bài báo, thì người "lĩnh án" là ai. Vì bài báo nói đến nhiễm HIV,  làm 2 người còn lại có thể sẽ bị nghi ngờ là bị nhiễm HIV, và có thể sẽ bị ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư của họ. 
  • "trên cả tử hình" là không chính xác, gây ra hiểu nhầm là bị nhiễm HIV là đồng nghĩa với chết hoặc kinh khủng hơn cả chết. Trong thực tế, không phải cứ nhiễm HIV là sẽ chết ngay. Nếu sống lành mạnh, được chăm sóc y tế đầy đủ, người nhiễm HIV  khỏe mạnh và lao động bình thường trong thời gian dài. 
  • "tù oan" là chưa chính xác, vì tòa đã xử oan hay không đâu mà báo lại thay tòa tuyên bố là oan?
"Khuya ngày 2/6, đang ngủ, điện thoại rung, đầu bên kia cô bạn đồng nghiệp giọng có vẻ hốt hoảng:
- Anh biết tin về ba thanh niên tù oan chưa? Có một người trong số họ bị HIV.
Tôi bật dậy gọi cho Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông S là nơi sản xuất nội dung kênh 02TV, một kênh truyền hình chuyên về sức khoẻ và có chuyên mục “Sống cùng HIV”. Đầu dây bên kia có cảm giác Thu Hà đang nén tiếng thở dài: “Em sẽ là cầu nối để A đến được nơi khám, chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí. Phải cho A uống thuốc ngay càng sớm càng tốt anh ạ. Sao ở đời lại có người tội thế không biết.”

"Sáng sớm hôm sau tôi gọi cho A., giọng A. bình thản: Em không sao hết, tin vịt. Tôi thở phào nhẹ nhõm định bốc máy mắng cô bạn đồng nghiệp nhưng vẫn bán tín, bán nghi nên gọi cho bố A. Ông thừa nhận chuyện A. bị HIV là có thật. Để chắc chắn, tôi gọi cho bà Phạm Thị Hồng, đang công tác tại Bệnh viện Hà Đông, Hà Nội, người bác sỹ dù không thân quen nhưng dám lấy mạng sống của mình ra “thế chấp” kêu cho ba chàng trai khi biết họ bị tù oan. Khi hỏi đến bệnh tình của A., bà Hồng đã nấc lên trong máy: “Chị đang đứt từng khúc ruột đây, thương nó quá. Em đến nhà chị đi.”
  •  Như đã nói ở trên, nhiễm HIV không phải là bệnh cấp tính, không gây tử vong ngay, HIV cũng không dễ lây, khi biết ai đó bị nhiễm HIV không nên hốt hoảng. 
  • Trong trường hợp này,  người bị coi là nhiễm HIV phủ nhận kết quả xét nghiệm dương tính. Điều 30 Luật HIV quy định rõ những người được quyền thông báo kết quả nhiễm HIV. Nếu so với luật, thì "đồng nghiệp" của tác giả, chị Thu Hà, hay bà Phạm Thị Hồng không thuộc bất kể nhóm nào được phép thông báo kết quả của người nhiễm HIV. Bởi vậy, nếu có những hành động như bài báo tả thì những người này vi phạm điều 30 Luật HIV và Điều 38 Bộ luật dân sự.  Việc những người không có thẩm quyền thông báo kết quả xét nghiệm HIV của người khác trên phuơng tiện thông tin đại chúng sẽ làm những người khác sợ không dám đi xét nghiệm, mà thế thì chương trình khuyến khích xét nghiệm HIV do các bác Bộ Y tế phát động, các bác Hà nội vừa hưởng ứng nhiệt liệt đấy thất bại là cái chắc!
  • Chỉ định "uống thuốc ngay càng sớm càng tốt" là không chính xác. Hiện nay, lợi ích việc điều trị sớm cho người nhiễm HIV  vẫn đang được các nhà khoa học trên thế giới tranh cãi. Một lý do làm người ta không muốn cho bệnh nhân điều trị sớm là vì thuốc điều trị HIV cũng có nhiều tác dụng phụ mà khi đã bắt đầu điều trị có nghĩa là suốt cả phần đời còn lại phải uống thuốc. Ở Việt Nam, điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV) chỉ được thực hiện khi số tế bào bạch cầu CD4 dưới 250 /mm3 máu (ngoài ra bệnh nhân phải đạt nhiều tiêu chuẩn khác về mặt xã hội, tuân thủ điều trị, và sinh học nữa). 
  • Trong trường hợp có người nhiễm HIV cần xét nghiệm và điều trị, không cần phải ai làm cầu nối. Tại các phòng xét nghiệm tự nguyện, các phòng điều trị ngoại trú và bệnh viện có xét nghiệm HIV và tư vẫn miễn phí, nếu cần điều trị cũng có thuốc miễn phí. Đừng nghe môi giới kẻo mất tiền lại phải mang ơn nhầm. 
"Chẳng khó khăn gì tôi đã tiếp cận được bệnh án của A., bàn tay tôi run run lật tờ phiếu xét nghiệm HIV. Không thể khác được rồi, A. đã bị HIV."
  • Điều này như nói ở trên, là vi phạm luật HIV.  Thật ra cũng không hiểu lắm về quy định ai được phép đọc bệnh án bệnh nhân. Từ trước đến giờ thấy người nhà bệnh nhân toàn bị mắng là không được đọc bệnh án của bệnh nhân.  

"Qua một kênh thông tin được biết, những ngày tại trại giam, trong một buổi chơi thể thao, A. đã va chạm với bạn tù và cả hai cùng chảy máu. Rồi người bạn tù ấy chết, nghe nói vì bị SIDA, khi được trả tự do, A. đi xét nghiệm và kết quả là cầm trong tay “bản án tử hình”.
  • Trước tiên là không có ai bị SIDA cả, trước đây người ta gọi AIDS theo tiếng Pháp là SIDA, giờ thông nhất là gọi AIDS. Gọi SIDA là kiểu miệt thị trong dân gian thôi, không có bảng phân loại bệnh tật nào có bệnh tên là SIDA hết. 
  • Các nghiên cứu trên thế giới cho  thấy HIV không lây qua đường tiếp xúc xã hội thông thường. Ám chỉ HIV lây trong chấn thương do thể thao thế này có thể sẽ làm tăng kỳ thị, xa lánh người nhiễm HIV. Còn nếu chuyện này có thật, thì các nhà khoa học Việt Nam nên nghiên cứu rồi công bố đi, hơi hiếm gắp đấy! (tớ nghĩ đến trường hợp không tiêm chích gì, không quan hệ tình dục, mà lại nhiễm HIV - rồi các báo sẽ giật tít "cả thế giới xôn xao vì ..." hay "cả nhà tù náo loạn vì " hoặc là "thân nhân nhiều người tù đau đớn ...")
  • Nếu không xét nghiệm HIV trước khi vào tù, thì có thể sẽ thiếu cơ sở để khẳng định là nhiễm HIV khi ở trong tù. Nhưng nếu một ai đấy không nhiễm HIV, vào tù rồi nhiễm HIV trong tù thì cũng không ngạc nhiên. Có thể chả phải chơi thể thao đâu, mà có thể trong tù vẫn có tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục đồng giới nam (các bạn có tưởng tượng là cái ngòi bút bi mà mài nhọn thành cái kim tiêm và dùng để chích ma túy chung cho mấy chục người trong trại không?) . Tớ nói có thể thôi, chứ tớ chả có bằng chứng mà nói là trong tù có những chuyện đó. Nếu thực sự quan tâm đến sức khỏe đồng loại đang bị giam cầm, thì những người có lương tri và trách nhiệm cũng nên quan tâm đến việc phòng lây lan HIV qua những đường ấy ở trong tù.
Tớ viết cái này là vì hôm trước chót bảo bạn L2C làm này làm kia với các nhà báo. Chắc bạn ấy biết thừa là bao nhiêu tiền của đã được tài trợ cho các bạn nhà báo viết về HIV đi tắm biển nghỉ mát này nọ để học cách viết về HIV, hoặc đổ tiền cho cái kênh truyền hình kia để làm truyền thông về HIV  rồi mà người được đánh giá là thông minh giỏi giang nhất đài còn nói thế (mong là người viết nghe nhầm ý chị!). Thôi, giờ cho tớ nói lại: việc tốt nhất các cậu nên làm là đừng có cuồng nộ cho mệt! 

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

Bài trình bày



Chúc mừng các cậu với các sự kiện vừa tổ chức thành công nhé. Tớ vừa đọc bài trình bày bằng PowerPoint của hội thảo. Bài trình bày có rất nhiều thông tin. Ở đây, tớ có mấy góp ý nhỏ về hình thức của bài trình bày PowerPoint thôi.

  1. Nên có một slide nói rõ mục đích của bài trình bày: ví dụ tiều đề slide là “Mục đích” hoặc “Mục tiêu” : sau bài trình bày này người tham dự sẽ hiểu về vấn đề ABC, hoặc là: sau bài trình bày này người tham dự sẽ biết cách đánh giá vấn đề XYZ.

  1. Nên có một slide về cấu trúc bài trình bày: ví dụ: tiêu đề slide là “Nội dung trình bày” co các mục như
    1.  Mục đích.
    2.  Tình hình quốc tế.
    3.  Tình hình trong nước.
    4.  Giải pháp.

  1. Hình thức mỗi slide: Tùy vào mục đích, nhưng trong trường hợp này, tớ nghĩ bài trình bày có thể dễ đọc hơn nếu áp dụng vài quy tắc đơn giản sau:

    1. Nguyên tắc 6x6x6: Mỗi slide không quá 6 dòng, mỗi dòng không quá 6 từ, cứ 6 slide thì thêm một hình ảnh cho sinh động.

    1. Cỡ chữ nên to vừa phải: ví dụ: tiêu đề slide dùng khoảng 36 đến 44 pt, phần nội dung dùng 32pt, bold. Không nên dùng gạch chân hoặc chữ in nghiêng.

    1. Kiểu chữ dễ đọc: ví dụ Arial. Không nên dùng các kiểu chữ phức tạp vì khi chiếu lên khó đọc hơn.

    1. Màu sắc giữa phần chữ (text) và vần nền (background) có độ tương phản rõ: Nền đậm, chữ sáng hoặc nền sáng, chữ đậm. Cá nhân tớ thích nền trắng, chữ đậm, vì nền tối dễ gây cảm giác buồn ngủ ở những phòng họp tối. Không nên dùng ảnh nhiều màu làm nền, vì như thế khó chỉnh màu của phần chữ.

    1. Chế độ chuyển giữa các slide (transition) và chuyển chữ (animation) đơn giản.  Ví dụ như Transition là No transition và animation là Appear.

  1. Để thuận tiện khi trình bày, có thể ghi lại tất cả những vấn đề cần nói trong phần notes dưới mỗi slide, rồi in ra ở chế độ có notes hoặc là để chế độ nhìn thấy notes ở máy tính để đọc khi trình bày.

  1. Để cho người nghe theo dõi và nắm bắt dễ hơn, nên in thêm tài liệu để phát tay, là bài viết đầy đủ, hoặc chính là các slide có kèm phần note.

Chúc các cậu tiếp tục có các sự kiện thành công và sớm đạt được mục tiêu đề ra.

Thứ Bảy, 5 tháng 6, 2010

20 phút ...



Tớ nghiện thuốc lá. Mỗi ngày chỉ hút khoảng một bao. Bỏ rồi hút lại cũng nhiều lần. Nghiện thuốc lá (cũng như nghiện những thứ khác bạn thường nghe như nghiện rượu, nghiện ma túy hay những thứ bạn ít nghe đến như nghiện đường, nghiện sô-cô-la và những thứ mới được đưa thêm vào danh sách nghiện như nghiện game, nghiện net, và một thứ nghiện mới nhất được nhiều người nhắc là nghiện sex) không dễ gì mà bỏ.
Lần này tớ dừng hút thuốc cũng được hơn năm rồi. Đôi khi chỉ nghĩ đến, nhìn thấy bao thuốc, hoặc ngửi thấy mùi là lại vật vã! Những lúc đi ăn uống bia bọt này nọ, tay không có điếu thuốc cũng thấy buồn. Nhưng không dám hút, chả phải vì sợ chết gì, mà vì sợ sẽ không được hôn và … 
Nhiều người có quan niệm hút thuốc lá mùa hè sẽ nóng, hút thuốc mùa đông sẽ ấm. Sai. Hút thuốc lá làm co mạch máu ngoại vi, nên người hút sẽ không cảm thấy nóng hay ấm hơn gì cả. Do cơ chế này, thuốc lá thuốc lào chỉ có tác dụng duy nhất là dí vào vết thương để cầm máu (bọn trẻ con quê tớ bảo vặt lông ra dịt vào vết thương cũng cầm máu, mà ngày ở quê còn bé quá, làm gì thằng nào có gì để vặt ra mà dịt vết thương). 
Đừng thắc mắc là tự dưng lại nói chuyện co mạch máu ngoại vi. Chắc bạn cũng biết, đàn ông có chỗ nhiều lúc cần mạch máu giãn ra và có càng nhiều máu dồn về càng tốt. Nếu giờ mạch máu bị co lại, không có hoặc ít máu dồn về, mềm oặt, thì còn cơm cháo gì. Nếu bạn đang hút thuốc mà vẫn tự tin, bỏ thuốc bạn sẽ còn tự tin hơn nữa. Còn nếu bấy lâu không tự tin, mà vẫn hút thuốc, thì bỏ thuốc đi, bạn sẽ tự tin ngay! 
Bỏ thuốc đi cho trym cứng môi mềm. Nếu lý do đấy chưa đủ để bỏ thuốc thì bạn đọc thêm dưới đây, thế nào cũng tìm được thêm lý do để không hút thuốc. Những lý do này là tớ lấy từ một cái biển khuyên không hút thuốc của các bạn mẽo hay được gọi ngắn gọn là "Poster 20 phút". 


Nguồn: CDC. Dịch: Gúc gờ. Hiệu đính: nước chè quê
Sau khi dừng hút thuốc 20 phút, cơ thể của bạn bắt đầu có một loạt các thay đổi:

20 phút sau khi dừng hút thuốc lá
Nhịp tim của bạn trở lại bình thường

12 giờ sau khi cai thuốc lá
Nồng độ khí Carbon monoxide trong máu của bạn về mức bình thường.

2 tuần đến 3 tháng sau khi cai thuốc lá
Nguy cơ đau tim của bạn bắt đầu giảm.
Chức năng phổi của bạn bắt đầu cải thiện.

1-9 tháng sau khi cai thuốc lá
Bệnh ho và thở hụt hơi của bạn giảm.

1 Năm Sau khi cai thuốc lá 
Nguy cơ mắc bệnh mạch vành do hút thuốc của bạn sẽ giảm một nửa so với người đang hút thuốc

5 năm sau cai thuốc lá
Sau khi cai thuốc 5-15 năm, nguy cơ đột quỵ của bạn giảm xuống bằng mức của người bình thường.

10 Năm sau khi cai thuốc lá
Nguy cơ ung thư phổi của bạn bằng một nửa của người hút thuốc.
Nguy cơ ung thư miệng, họng, thực quản, bàng quang, thận, tuyến tụy của bạn đều giảm. 

15 Năm sau khi cai thuốc lá
Nguy cơ bệnh mạch vành của bạn bằng ở mức của người không hút thuốc.

(À, mà khi bỏ thuốc nhớ tập thể dục hay thay đổi chế độ ăn nữa. Tháng đầu tiên bỏ thuốc, tớ tăng vọt 5 cân đấy!) 

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010

Nho xanh!

Tớ thử làm con cáo phát! 
Tớ không ăn mấy chùm nho Mỹ treo lủng lẳng ở chợ Hôm, không phải vì nó quá cao, mà là vì giá nó quá cao! Nhưng đời nào cáo như tớ lại nói thẳng ra thế. Tớ phải bảo nho Mỹ xanh lắm. Đọc xong cái này các bạn thấy tớ nói thế có lý không nhé: 

1. Nho Mỹ mà không chắc là nho Mỹ: Cứ tin là các bác bán hàng đang được tờ báo nọ quảng cáo nói đúng là nho của bác được xách tay  từ Mỹ về đi, tin là bạn phân biệt được quả nho đi máy bay từ Mỹ về khác quả nho đi ô tô từ Lạng Sơn xuống, hay quả nho đi tàu hỏa từ Bình Thuận ra đi (dù thực sự tớ có thời gian trồng nho, hái nho, và cả ăn nho nữa, tớ chịu không phân biệt được các bạn ạ) chắc gì quả nho xách tay ở Mỹ về đã là nho của Mỹ?  Hơn 60% trái cây, rau quả bán ở Mỹ là nhập từ nước khác bạn ạ. Nho, chuối ở Mỹ cũng toàn từ Chile, Mexico với Brazil  thôi. Muốn kiểm tra bạn bấm vào đây, lựa chọn chữ grapes (nghĩa là quả nho ấy), rồi bấm vào nút calculate, bạn sẽ biết nguồn gốc quả nho bán ở Mỹ là từ đâu. 

2. Nho là một trong những thứ quả bẩn nhất ở Mỹ: Bạn bảo chả cần biết từ đâu, nhưng mua ở Mỹ là tiêu chuẩn của Mỹ rồi. Chả chắc! Bạn đọc báo cáo này đi. Có khoảng 189.000 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký cung cấp thực phẩm vào Mỹ . Cục Thuốc và Thực phẩm (FDA), tức cơ quan phụ trách chất lượng thuốc và thực phẩm của Mỹ chỉ kiểm tra 153 doanh nghiệp trong số đó trong năm 2008 thôi, có nghĩa là chưa đến 1% số doanh nghiệp cung cấp thực phẩm vào Mỹ được FDA kiểm tra bạn ạ. Ai đảm bảo là đủ tiêu chuẩn? Nho bán ở Mỹ là một trong 12 loại rau quả bẩn nhất. Ăn một khẩu phần nho Mỹ là ăn 47 - 67 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau đấy.    

3. Thực phẩm ở Mỹ gây hậu quả nghiêm trọng: Ở Mỹ, Cơ quan phòng chống kiểm soát bệnh tật (CDC) ước tính hàng năm có khoảng 76 triệu trường hợp mắc các bệnh do thực phẩm gây ra (tức là khoảng 1/5 dân số Mỹ, hoặc là xấp xỉ 90% dân số Việt Nam bạn ạ), khoảng 325 nghìn người phải nhập viện, và 5.000 người tử vong liên quan đến các bệnh từ thực phẩm mỗi năm đấy. Những ngày này mà đọc tin ở Mỹ, bạn sẽ thấy đầy tin về việc các cửa hàng phải thu hồi một loại mầm cây gì đấy mà dân Mỹ vẫn ăn sống do 30 người đã phải nhập viện sau khi ăn cái rau này. Lý do là rau bị nhiễm loại vi khuẩn có nguồn gốc từ 'lòng' người. Trong khi ở Việt Nam, cứ sợ bẩn, nhưng từ đầu năm đến giờ mới chỉ có khoảng nghìn người phải đi viện và hai mấy người chết do ngộc độc thực phẩm thôi. (đọc ở đây, phần D.1. nhé.)


Các bạn đồng ý với tớ nho Mỹ xanh không? Tớ có làm cáo được không?

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

"Chầm chậm" ... "đại hội người tình"


"... I was so right.....




.... all the lovers who have gone, they dont compare to you!"


NỮA